Mối quan tâm về da
Da mặt bị đỏ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý hiệu quả
Da mặt bị đỏ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến mọi người, bất kể tuổi tác, chủng tộc hay loại da. Nhưng để kiểm soát tình trạng này, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những yếu tố dẫn đến tình trạng da mặt ửng đỏ và chia sẻ các mẹo hữu ích để giảm thiểu tình trạng này.
Tổng quan
Đối với hầu hết mọi người, tình trạng da bị đỏ thường do kích ứng nhẹ từ các yếu tố bên ngoài (chẳng hạn như điều kiện thời tiết khắc nghiệt). Trong những trường hợp này, da mặt sẽ tự hết đỏ trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối với những người có làn da nhạy cảm (hoặc những người mắc một số bệnh lý về da), chúng có thể là vấn đề dai dẳng. Đồng thời, tình trạng này thường đi kèm với các vấn đề khác như khô da và ngứa. Mặc dù việc đối phó với vấn đề da mặt bị đỏ có thể gây khó chịu nhưng có nhiều biện pháp bạn có thể thực hiện để để kiểm soát tình trạng này, bắt đầu bằng việc xác định nguyên nhân gốc rễ. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ phổ biến.
Sự thật về tình trạng da mặt bị đỏ
Tại sao da mặt của tôi lại trông đỏ?
Da đỏ (còn gọi là ban đỏ) thường xuất phát từ một dạng kích ứng da. Do đó, tình trạng này thường phổ biến hơn ở những người có làn da nhạy cảm, một loại da dễ bị kích ứng. Tình trạng da mặt bị đỏ có thể là tạm thời hoặc kéo dài và có thể liên quan đến các vấn đề như hàng rào bảo vệ da bị suy yếu (điều này sẽ được giải thích kỹ hơn ở bên dưới). Nếu da mặt của bạn bị đỏ, đây có thể là một số nguyên nhân:
1. Hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ
Hàng rào bảo vệ da (hay còn gọi là lớp sừng) là lớp ngoài cùng của da. Chúng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của da bằng cách hoạt động như hàng rào chính giữa cơ thể và môi trường. Hàng rào bảo vệ này được cấu tạo bởi các Ceramides, Cholesterol và Axit béo, giúp giữ độ ẩm cần thiết cho da và ngăn chặn các chất kích thích gây hại từ môi trường xâm nhập. Có nhiều yếu tố làm suy yếu hàng rào bảo vệ da (như sản phẩm chăm sóc da không phù hợp hoặc thời tiết khô lạnh). Điều này dẫn đến kích ứng da, khô da, ngứa và gây nên hiện tượng da mặt ửng đỏ.
Mẹo của CeraVe: Tìm kiếm sản phẩm chứa Ceramides
Để hỗ trợ hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh, chúng tôi khuyên bạn nên chọn sản phẩm có chứa Ceramides. Tất cả các sản phẩm của CeraVe đều chứa thành phần gồm ba Ceramides hoạt động cùng nhau để giữ ẩm và duy trì hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh. Để tìm hiểu thêm về ba ceramides thiết yếu của CeraVe, hãy truy cập The Ceramides Difference.
2. Da bị cháy nắng
Khi tiếp xúc với tia cực tím (UV) quá mức từ ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ phù hợp và che chắn cẩn thận, làn da của chúng ta sẽ phản ứng bằng cách trở nên đỏ ửng, nóng rát. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bạn còn có thể cảm thấy ngứa, sưng, nóng khi chạm vào và thậm chí có thể nổi mụn nước hay bong tróc hoặc bong ra khi da lành. Những người có tông màu da sáng thường dễ bị cháy nắng hơn, vì họ có ít Melanin (sắc tố) trong da để giúp chặn tia UV. (Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị cháy nắng, vì vậy điều cần thiết là phải đảm bảo chống nắng đầy đủ cho da ngay cả vào những ngày nhiều mây.)
Mẹo của CeraVe: Thoa kem chống nắng mỗi ngày
Da mặt bị đỏ do cháy nắng có thể là tạm thời - nhưng cháy nắng có thể gây hại lâu dài cho da. Tốt nhất là bạn nên thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa cháy nắng bằng thói quen chống nắng cho da thường xuyên, đều đặn mỗi ngày quanh năm. Không chỉ vậy, bạn cần phải lựa chọn sử dụng loại kem chống nắng phổ rộng SPF 30 (hoặc cao hơn), chẳng hạn như CeraVe Hydrating Sheer Sunscreen SPF 30 For Face & Body. Ngoài ra, bạn cũng cần thoa lại kem chống nắng ít nhất hai giờ một lần, mặc quần áo bảo hộ và tìm chỗ râm vào những giờ cao điểm. Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyên nếu da bị cháy nắng, bạn nên ở trong nhà, uống nhiều nước, giữ ẩm cho da và tắm bằng nước mát.
3. Điều kiện thời tiết
Như đã đề cập ở trên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến da bị đỏ, cháy nắng - nhưng đó không phải là yếu tố môi trường duy nhất gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài của da. Nhiệt độ và độ ẩm ở nơi bạn sống cũng sẽ đóng một vai trò. Ví dụ, trong những tháng mùa hè nóng ẩm, một số người bị phát ban đỏ được gọi là "phát ban nhiệt" (hoặc "nóng ran”). Tình trạng này xảy ra là do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn dưới da sau khi đổ mồ hôi. Thời tiết lạnh khô trong những tháng mùa đông cũng có thể ảnh hưởng đến da. Thời tiết mùa đông khắc nghiệt làm phá vỡ hàng rào độ ẩm của da và khiến da bạn bị khô, ngứa, bong tróc và nhạy cảm hơn (từ đó khiến da bị đỏ).
Mẹo của CeraVe: Điều chỉnh thói quen chăm sóc da theo từng mùa
Mặc dù bạn không thể kiểm soát thời tiết, nhưng bạn có thể chuẩn bị cho các thay đổi theo mùa. Một cách để làm điều này là điều chỉnh chế độ chăm sóc da theo mùa. Ví dụ, bạn lựa chọn loại kem dưỡng ẩm với công thức dịu nhẹ hơn vào mùa hè khi da có xu hướng tiết nhiều dầu, chẳng hạn sản phẩm CeraVe Oil Control Gel- Cream. Đây là sản phẩm dưỡng ẩm cho da dầu dạng gel có khả năng hấp thụ nhanh, có nguồn gốc từ nước, mang lại cảm giác tươi mát, không bết dính sau khi sử dụng. Hoặc, nếu da mặt bị đỏ đi kèm với khô da vào mùa đông, hãy thử chuyển sang kem dưỡng ẩm cho da mặt khô hoặc dầu dưỡng đậm đặc mà vẫn đảm bảo không gây bít tắc lỗ chân lông trong những tháng mùa đông - chẳng hạn như CeraVe Moisturizing Cream. Ngoài ra, bạn có thể mặc quần áo bảo hộ để giúp bảo vệ da khi ra ngoài trời lạnh, khô hoặc gió.
4. Bệnh lý da hiện có
Trong một số trường hợp, da mặt bị đỏ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý da, phổ biến nhất là Rosacea và viêm da tiết bã. Theo Bệnh viện Cleveland Clinic, Rosacea ảnh hưởng đến hơn 14 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ. Rosacea được đặc trưng bởi da đỏ, sần sùi thường xuất hiện trên má, mũi và trán. Viêm da tiết bã, mặt khác, là một bệnh da mãn tính thường xuất hiện trên mặt dưới dạng phát ban đỏ. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến da đầu của trẻ sơ sinh, đó là lý do tại sao đôi khi nó được gọi là "cứt trâu". Ngoài ra, có một số bệnh lý khác khiến da bị đỏ bao gồm mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến.
Mẹo của CeraVe: Tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ da liễu
Nếu bạn nghi ngờ da mặt mình bị đỏ có thể là do Rosacea hoặc một bệnh lý da khác, hãy tìm đến bác sĩ gia liễu chuyên nghiệp. Chỉ có chuyên gia y tế mới có thể chẩn đoán bệnh lý da mà bạn đang gặp phải, từ đó đưa ra lời khuyên và kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của da bạn.
5. Phản ứng dị ứng hoặc kích ứng từ các sản phẩm chăm sóc da mạnh
Sản phẩm chăm sóc da đặc tính mạnh đôi khi có thể gây kích ứng khiến da bị đỏ - đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm. Những thủ phạm phổ biến bao gồm các sản phẩm có chứa cồn hoặc chất làm se khít lỗ chân lông, có thể gây hại cho da và làm mất đi độ ẩm cần thiết trên bề mặt da. Một tác nhân tiềm ẩn khác gây đỏ và kích ứng da là hương liệu, vốn được biết đến là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng ở một số người.
Mẹo của CeraVe: Chọn sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu
Nếu da bạn dễ bị đỏ sau khi thoa sản phẩm dưỡng da, bạn nên xem xét kỹ loại sản phẩm trong quy trình chăm sóc da của mình. Cerave khuyên bạn nên chọn các công thức dịu nhẹ cho da, không chứa hương liệu, đã được kiểm nghiệm dị ứng và được phát triển bởi các bác sĩ da liễu - chẳng hạn như dòng sản phẩm của CeraVe. Việc lựa chọn sản phẩm là vô cùng quan trọng để có làn da khỏe mạnh. Ví dụ, nếu bạn có làn da nhạy cảm dễ bị đỏ, bạn có thể thử các sản phẩm như CeraVe Hydrating Foaming Oil Cleanser, Soothing Body Wash và Hydrating Toner.
6. Tẩy tế bào chết hoặc làm sạch quá mức cần thiết
Thói quen chăm sóc da hàng ngày của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc của da. Một lỗi chăm sóc da phổ biến có thể khiến da bạn bị kích ứng và đỏ là làm sạch hoặc tẩy tế bào chết quá mức. Nói chung, bạn nên rửa mặt hai lần một ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ: một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Nghiên cứu cho thấy việc rửa mặt quá thường xuyên có thể khiến da bị khô và nhạy cảm hơn. Tương tự như vậy, một số người có làn da dễ bị đỏ thường mắc lỗi sử dụng quá nhiều sản phẩm tẩy tế bào chết trong việc cải thiện vẻ ngoài của da. Điều này có thể gây kích ứng hoặc làm khô da, khiến da bạn trông thô ráp hoặc bong tróc cũng như da không đều màu.
Mẹo của CeraVe: Tránh sử dụng quá nhiều sữa rửa mặt và chất tẩy tế bào chết
Nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt khi chăm sóc làn da dễ bị đỏ hay nhạy cảm. Hãy luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm và thoa theo hướng dẫn - điều này có thể giúp bạn tránh lạm dụng khi làm sạch hoặc tẩy tế bào chết. Để có một lựa chọn tẩy tế bào chết dịu nhẹ nhưng hiệu quả cho da nhạy cảm, chúng tôi khuyên bạn nên thử CeraVe Resurfacing Retinol Serum. Serum dưỡng da mặt chứa thành phần retinol này có thể giúp làm mịn da mà không làm suy yếu hàng rào bảo vệ của da.
Lưu ý: Nếu bạn gặp phải tình trạng da mặt bị nổi mẩn đỏ đi kèm với cảm giác khó chịu kéo dài hoặc bong tróc, bong vảy không tự khỏi với các phương pháp điều trị tại nhà hãy nhanh chóng tìm đến chuyên gia da liễu. Chỉ chuyên gia bác sĩ được chứng nhận hội đồng mới có thể đánh giá nguyên nhân khiến da mặt ửng đỏ và xác định bất kỳ tác nhân kích thích cụ thể hoặc bệnh lý da tiềm ẩn nào.
Hiểu rõ nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ là bước đầu tiên để bạn có thể kiểm soát tình trạng này. Từ những yếu tố môi trường, thói quen chăm sóc da, đến các bệnh lý da tiềm ẩn, mỗi nguyên nhân đều cần được giải quyết một cách phù hợp. Hãy lựa chọn sản phẩm dịu nhẹ, bảo vệ da khỏi tác động của môi trường và đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ da liễu khi cần thiết. Bởi lẽ, một làn da khỏe mạnh và đều màu là điều mà ai cũng mong muốn.
Để được trợ giúp trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cho da nhạy cảm dễ bị đỏ, hãy sử dụng công cụ Find My Skincare Solution của chúng tôi.
-
Nguồn tham khảo:
- “Cách điều trị vết cháy nắng.” Hiệp hội Học viện Da liễu, 2023.
- “Bệnh trứng cá đỏ.” Phòng khám Cleveland, 2023.
- Lashbrook, Angela. “Các chuyên gia đồng ý rằng một số người trong chúng ta đang rửa mặt quá nhiều.” Báo cáo người tiêu dùng, ngày 25 tháng 3 năm 2022.